Ly cà phê Arabica bạn đang uống có thể đến từ một nơi xa xôi nào đó, hoặc cũng có thể là tinh hoa được đúc kết từ chính những vùng đất quen thuộc tại Việt Nam. Rất nhiều điều thú vị đằng sau 4 giống cà phê Arabica được ưa chuộng trên thế giới đang được trồng tại quốc gia có gần 90% diện tích đất trồng cà phê Robusta đang chờ bạn khám phá.
Có bao nhiêu loại cà phê Arabica được trồng tại Việt Nam?
So với các giống cà phê khác, Arabica tuy được đánh giá cao về hương vị lẫn giá trị kinh tế nhưng lại là loại cây khó canh tác, khả năng chống chịu kém, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và là giống cây ưa lạnh (phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 18 – 24°C, độ cao khoảng 1000 – 1500m so với mực nước biển).
Việt Nam không phải là vùng đất có thổ nhưỡng lý tưởng cho giống cà phê này, tuy nhiên vẫn có 4 loại cà phê Arabica nổi danh được trồng tại Việt Nam bao gồm: Bourbon, Typica, Mocha và Catimor.
Đặc điểm của các loại Arabica đang có mặt tại Việt Nam
Typica
Typica như một cái tên đi cùng lịch sự phát triển của cà phê, đặc biệt trong những giai đoạn đầu. Đối với những người sành cà phê, Typica là tiêu chuẩn cho mọi thang đo về chất lượng cà phê, và thú vị hơn, người ta thường tranh luận về sự tốt – xấu của các loại cà phê dựa trên hương vị của Typica. Do đặc tính di truyền mà trong hạt cà phê Typica chứa nhiều acid malic cho vị chua giống táo, cộng với vị ngọt ngào và vị đắng dịu nhẹ - tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa với hương thơm ngất ngây và quyến rũ chỉ riêng Typica mới có. So với Bourbon, quả của Typica dài hơn và bắt mắt hơn. Cây chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 1500m trở lên và khó trồng bởi sức chống chịu sâu bệnh rất kém, đòi hòi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phải cực kỳ thuận lợi. Chính vì những đặc tính này mà năng suất của Typica cho ra rất thấp, cộng với kỹ thuật chăm sóc và bảo tồn khá phức tạp nên giống cây này còn lại rất ít và quý hiếm (đặc biệt là giống Typica thuần chủng), do đó giá bán cà phê Typica thường khá cao.
Bourbon
Bourbon có hương vị ngọt ngào, chua thanh dễ chịu với đa dạng các tầng hương như vanilla, caramel, táo, lê, gỗ sồi, tuyết tùng, mạch nha… Chính bởi vậy mà hương vị của Bourbon được đánh giá là tinh tế và khác biệt, có thể dẫn đầu trong thế giới cà phê. Bourbon là một biến thế tự nhiên của Typica và là một trong những giống cà phê có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa và di truyền của thế giới. Cái tên Bourbon bắt nguồn từ tên của một hòn đảo thuộc Pháp - nơi mà những nhà truyền giáo người Pháp mang hạt giống từ Yemen về trồng. Đến năm 1875, người Pháp lần đầu tiên mang loại cà phê này đến Việt Nam canh tác. Quả cà phê Bourbon có hình tròn, màu đỏ, vàng và đôi khi có màu cam. Lá cây có màu xanh hoặc vàng đồng, cành nhỏ mọc theo hình nón, nghiêng 60° so với thân chính. Bourbon phát triển tốt nhất ở độ cao từ 1000m - 2000m. Tuy chất lượng cà phê được đánh giá cao nhưng giống cây này lại rất dễ sâu bệnh và có sức chống chịu kém.
Rất nhiều mỹ từ được dùng để mô tả hương vị của ly cà phê làm từ hạt Mocha. Ở Việt Nam, cây cà phê Mocha được trồng rất ít, chủ yếu tập trung ở vùng Cầu Đất (Lâm Đồng). Với lượng mưa nhiều, độ cao phù hợp và đặc biệt là đất đỏ bazan, hạt Mocha ở đây có vị chua của trái cây, kết hợp vị đắng nhẹ nhàng, không quá gắt, vị béo vừa phải mang đến một tuyệt phẩm mà bất kỳ tín đồ cà phê nào cũng đều phải siêu lòng. Mocha hay Moka là một giống đột biến lùn của Bourbon. Tên của giống cà phê này được đặt theo tên của một cảng ở Yemen – nơi được mệnh danh là cái nôi phát triển cà phê Arabica. Cũng giống như hai người anh em của mình, Mocha là loài cây khó trồng, cho năng suất thấp và chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 1500m trở lên. Thân cây có màu xám nhạt và có phần èo uột hơn so với các giống khác do mang nhiều đặc tính khó chăm. Khi bắt đầu chín, quả Mocha chuyển từ màu xanh lá nhạt sang màu đỏ cà chua hoặc đỏ đậm. So với những hạt cà phê khác, hạt Mocha tròn và nhỏ, chứ không dài và dẹt.
Catimor
Catimor chính là “người em út” trong gia đình Arabica và cũng là giống cà phê có sức sống mạnh mẽ nhất. Được lai chéo giữa giống cà phê Timor và Caturra (Timor được lai tạo từ cà phê Arabica và Robusta) nên Catimor sở hữu những đặc điểm sinh trưởng vượt trội với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Không những vậy, hương vị của Catimor cũng được cân bằng hoàn hảo giữa vị chua thanh của giống Timor và vị ngọt ngào của Caturra, không quá đắng như Robusta thuần chủng nhưng đủ đậm đà để quyến rũ người thưởng thức.
Giống cà phê này thường phát triển tối ưu ở độ cao từ 700 – 1000m, thường cho năng suất cao với chất lượng cà phê thơm ngon. Do đó, Catimor được trồng rộng rãi tại Việt Nam, có thể kể đến một số loại phổ biến sau:
Catimor T-8667: thân cây khá ngắn nhưng cho quả và hạt rất to.
Catimor T-5269: là một giống cà phê khỏe mạnh, thích nghi và phát triển tốt với độ cao từ 600 - 900m so với mực nước biển cùng lượng mưa hơn 3000mm mỗi năm.
Catimor T-5175: là giống cà phê cho năng suất rất cao, nhưng không thích nghi được các điều kiện phát triển ở những nơi quá thấp hay quá cao.
Điểm qua 3 khu vực canh tác Arabica nổi tiếng tại Việt Nam
Thông tin tham khảo:
Website: www.opetitmaison.com; https://opetit.com;
Hotline: 0903453365
Address: Cà phê Petit, 31 Nam Hồ, P.11, Đà Lạt, Lâm Đồng
Comments